For Your Satisfaction
Vỏ của củ lạc, một trong phế phẩm công nghiệp thực phẩm lớn nhất, có thể được sử dụng để tách các ion đồng có hại cho môi trường ra khoải nước thải, theo các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong tác phẩm Inderscience của tạp chí quốc tế Môi Trường và Sự Ô Nhiễm, nhóm nghiên cứu đã miêu tả cách làm thế nào để loại phế phẩm luôn sẵn có này có thể được sử dụng để tách các ion đồng độc hại ra khỏi nước thải. Khám phá này đưa ra một sự lựa chọn cho việc xử lý đơn giản loại phế phẩm đâu đâu cũng có của công nghiệp thực phẩm này.
Giờ đây, Duygu Özsoy và các đồng nghiệp khoa công nghệ môi trường, trường đại học Mersin, Thỗ Nhĩ Kỳ, đã bắt đầu kiểm tra khả năng của một số chất liệu hấp thu các thể phân huỷ của đồng từ nước thải. Họ đã nghiên cứu xem vỏ của củ lạc và một chất làm sạch tiềm năng khác là mùn cưa của cây thông hấp thu ion đồng từ nước thải tốt như thế nào.
Nhóm nghiêm cứu đo các mức ion đồng có thể tách ra khỏi nước thải ở nhiệt độ, nồng độ axit, tốc độ chảy và sự cô ban đầu khác nhau của đồng phân huỷ.
Họ phát hiện ra rằng nước thải càng tiếp xúc với các chất liệu này lâu bao nhiêu thì quá trình xử lý càng hiệu quả bấy nhiêu. Tuy nhiên có sự khác nhau hoàn toàn giữa vỏ của củ lạc và mụn cưa của cây thông. Vỏ của củ lạc có thể loại bỏ 95% ion đồng trong khi mụn cưa của cây thông chỉ loại bỏ được 44%. Có thể đạt được hiệu quả cao nhất nếu nước hơi có tính axit trong khi nhiệt độ lại ít có tác động đến độ hiệu quả.